PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN

cach-cham-soc-da-mun

Phân biệt các loại mụn

Mụn là một nỗi ám ảnh cho làn da của mỗi người chính vì thế việc chữa trị mụn đúng cách luôn được mọi người quan tâm, để chữa trị hiệu quả việc đầu tiên là phải phân biệt được loại mụn mà bạn đang bị mắc phải từ đó bạn sẽ chọn ra được các thành phần chữa trị hiệu quả cho loại mụn mà da bạn đang mắc phải.

Dưới đây GREENLAB sẽ tổng hợp các loại mụn chính giúp bạn hiểu rõ thêm về nguyên nhân sinh mụn.

Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắt nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng.
Mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.

Mụn đầu đen:  Sự hình thành giống mụn đầu trắng nhưng do nhân trứng da nằm trong lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy hoá nên chuyển sang màu đen ở trên, màu trắng ở dưới, nhân cứng, màu trắng đục.
Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn, nếu không xử lí đúng có thể dẫn đến viêm sâu hơn và chuyển biến thành các dạng mụn nặng hơn.

Mụn đỏ:  Là khi mụn đầu đen hoặc đầu trắng đã bị viêm, chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, có thể cảm giác hơi đau khi đụng vào.

Mụn mủ: Là mụn Papules viêm nặng  bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong.
Mụn sưng to và đau nhức hơn, tuy nhiên do chỉ mới viêm đến lớp nang lông, nên mụn không gây ra sẹo lõm và thâm nhiều như mụn bọc.

Mụn dạng nang, mụn bọc:  Là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với papules hoặc pustules, sưng đỏ, đa phần có rất nhiều mủ, gây đau nhức nhiều. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da gây nên mụn bọc và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.

Sợi, tuyến bã nhờn (Cebaceous Filaments): Nó không phải là mụn tuy nhiên nó rất thường xuyên bị nhầm lẫn với mụn đầu đen.
Sợi bã nhờn thường nhìn thấy rõ nhất ở vùng mũi và vùng xung quanh mũi và hầu như tất cả mọi người đều có nó.
Thực chất chúng chỉ là những ống rất nhỏ chứa bã nhờn (sebum) và khi da tiếp xúc với khói, bụi bẩn, môi trường không khí bên ngoài làm oxy hóa nên chúng thường có màu đen và nặn ra sẽ có dang sợi mảnh, trắng.
Đó không phải là mụn đầu đen như mọi người lầm tưởng nhưng nếu chúng ta không giữ da sạch, giúp da được thông thoáng đúng mức, chúng sẽ dễ dàng gây nghẽn lỗ chân lông và biến thành dạng mụn đầu đen.

phan-biet-cac-loai-mun

Nguyên nhân chính sinh mụn:

Nội tiết tố:

Qúa trình thay đổi cơ thể như dậy thì, thai kỳ, thay đổi nội tiết tố do stress, thức khuya ăn uống không đều độ, nóng gan.

Vi khuẩn P.ances:

Vi khuẩn P.ances tên đầy đủ là Propionibacterium acnes, môi trường sống là lỗ chân lông, thức ăn của chúng là bã nhờn và tế bào chết trong nang lông.

Do chúng là vi khuẩn kỵ khí nên khi da bị tắt nghẽn lỗ chân lông do tuyến nhờn thì chính là thời cơ đắc lợi cho chúng hoạt động mạnh mẽ.

Khi vi khuẩn P.ances hoạt động mạnh mẽ, các bạch cầu (white blood cells) sẽ kéo đến chống lại P.ances để bảo vệ da chính vì lý do này mà phản ứng viêm tạo ra các loại mụn viêm, mụn mủ.

Đây là cơ chế tự nhiên của da khi có sự xâm nhập của vi khuẩn khi bạch cầu chống với vi khuẩn P.acnes thì bạch cầu sẽ suy yếu dần và chết đi còn vi khuẩn thì có thể không chết, trong trường hợp đó đôi khi nó có thể thoát ra và tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nên vậy tình trạng viêm sẽ còn nặng hơn.

Vi khuẩn Demodex:

Demodex là một kí sinh thuộc họ ve, mạt, chí, rận nhưng nhỏ hơn rất nhiều và sống kí sinh trong nang lông và vùng gần nang lông.

Chu kỳ sống của Demodex có năm giai đoạn: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành. Giai đoạn trứng 12 giờ, giai đoạn ấu trùng 60 giờ ,tiền nhộng 36 giờ, nhộng 72 giờ và trưởng thành 60 giờ. Mất khoảng 3-4 ngày từ giai đoạn trứng đến tiền nhộng. Khoảng 7 ngày từ nhộng phát triển thành con trưởng thành. Đời sống kéo dài khoảng vài tuần. Con trưởng thành sống 5-6 ngày trong nang lông, có thể di chuyển trên da đặc biệt về đêm với tốc độ 8- 16 mm/giờ.

Dấu hiệu nhiễm Demodex:

Sử dụng qua kem trộn, mỹ phẩm lột tẩy, da yếu đi, nhạy cảm hơn, hay nổi mụn, mẩn đỏ, ngứa. Rất có thể bạn đã bị nhiễm Demodex.
Da bị mụn thường xuyên, dai dẳng, các nốt mụn rời rạc và có tăng sinh mạch máu xung quanh, đặc biệt hay có cảm giác kiến bò trên mặt vào buổi tối.

Thường gặp ở vùng hai bên cánh mũi, gò má và đặc biệt là mi mắt, chân mày, da đầu nên có thể gây rụng lông mày, lông mi, viêm bờ mi.

Quan trọng là triệu chứng của nhiễm Demodex khá giống các triệu chứng Viêm da tiếp xúc, Mụn trứng cá…nên ít ai nghĩ đến Demodex, nhưng hiện nay tỉ lệ sử dụng kem trộn và kem không có kiểm định chất lượng khá nhiều nên việc nhiễm Demodex có khả năng gia tăng.

nguyên-nhân-gây-mụn

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *